Định hướng một số nhiệm vụ sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp; về tổ chức bộ máy. CBCCVC khi thực hiện sắp xếp

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Ngày 15 tháng 4 năm 2025, BCĐ sắp xếp ĐVHC các cấp và Xây dựng mô hình tổ chức CQĐP 02 cấp đã ban hành Công văn số 03/CV-BCĐ về Định hướng một số nhiệm vụ sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp; về tổ chức bộ máy. CBCCVC khi thực hiện sắp xếp

I. Về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) các cấp

1. Lấy ý kiến nhân dân

- Việc sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh, cấp xã phải lấy ý kiến cử tri đại diện hộ gia đình trên địa bàn bị ảnh hưởng.

- UBND cấp tỉnh quyết định hình thức lấy ý kiến như phát phiếu, họp tổ dân phố, lấy ý kiến trực tuyến…

- Có thể tổ chức đồng thời việc lấy ý kiến sáp nhập cấp tỉnh và cấp xã để đảm bảo tiến độ.

2. Cơ quan chủ trì xây dựng đề án

- Ban Thường vụ tỉnh ủy nơi đặt trung tâm chính trị - hành chính mới chủ trì xây dựng đề án sáp nhập cấp tỉnh, phối hợp với tỉnh ủy tỉnh còn lại.

- Việc lấy ý kiến nhân dân do Ban Thường vụ tỉnh ủy của địa phương liên quan thực hiện.

3. Định hướng sắp xếp ĐVHC cấp xã thuộc huyện, thành phố đảo

- 12 huyện/thành phố đảo sẽ chuyển thành “đặc khu”.

- Riêng tỉnh Kiên Giang, xã Thổ Châu được tách khỏi Phú Quốc để lập huyện riêng, hình thành hai đặc khu: Phú Quốc và Thổ Châu.

II. Tổ chức Chính quyền địa phương 02 cấp

1. Đối với Cấp tỉnh

- Giữ mô hình HĐND và UBND như hiện nay.

- HĐND cấp tỉnh có 3-4 ban chuyên môn; UBND tổ chức tối đa 14 sở (15 sở với Hà Nội, TP.HCM).

- Nhập nguyên trạng cơ quan chuyên môn hiện có.

2. Đối với xã

- Gồm có HĐND và UBND cấp xã; tổ chức tối đa 4 phòng trực thuộc UBND.

- Sáp nhập biên chế huyện xuống xã; có thể bố trí tới 40 công chức cấp xã.

- Một số chức danh lãnh đạo HĐND, UBND cấp xã kiêm nhiệm nhằm tăng số lượng công chức làm việc chuyên môn.

- Các phòng chuyên môn: Văn phòng HĐND-UBND, Phòng Kinh tế (hoặc Kinh tế - Hạ tầng - Đô thị), Phòng Văn hóa - Xã hội, Trung tâm phục vụ hành chính công.

III. Sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức

1. Đối với Cấp tỉnh

- Bố trí lại lãnh đạo theo hướng giữ nguyên số lượng tối đa, không vượt quá hiện trạng.

- Người không giữ chức vụ lãnh đạo được bố trí công tác tương đương hoặc về cấp xã.

- Công chức, viên chức được giữ nguyên lương và phụ cấp trong 6 tháng đầu sau sắp xếp.

2. Đối với Cấp xã

- Tiêu chuẩn chức danh tương đương cấp huyện; công chức chuyên môn áp dụng tiêu chuẩn như cấp huyện trở lên.

- Phụ cấp chức vụ được giữ nguyên trong 6 tháng đầu.

- Người không đủ điều kiện bố trí tiếp tục được giải quyết chính sách theo quy định.

IV. Sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập

1. Giáo dục

- Giữ nguyên các trường mầm non, tiểu học, THCS và chuyển giao cho UBND cấp xã quản lý.

- Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên chuyển về Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý theo khu vực liên xã.

2. Y tế

- Giữ nguyên các trạm y tế cấp xã, có thể tổ chức lại thành đơn vị sự nghiệp thuộc UBND xã.

- Trung tâm y tế, bệnh viện đa khoa cấp huyện chuyển về Sở Y tế quản lý.

3. Dịch vụ công thiết yếu

Mỗi xã có 1 đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng dịch vụ công thiết yếu (văn hóa, thể thao, môi trường…).

Có thể tổ chức 1 Ban QL dự án thuộc xã để triển khai hạ tầng, đất đai…

V. Chính sách đối với người hoạt động người không chuyên trách

- Chấm dứt hoạt động người không chuyên trách ở cấp xã từ 01/8/2025.

- Có thể bố trí lại làm việc tại thôn, tổ dân phố nếu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

- Giữ nguyên các thôn, tổ dân phố hiện tại trước khi có phương án sắp xếp tổng thể.

VI. Một số nội dung liên quan

- Chính quyền tỉnh phải bố trí ngân sách sửa chữa, cải tạo trụ sở hành chính mới sau sáp nhập.

- Trường hợp cần thiết, bố trí cán bộ, công chức làm việc tại cả hai trung tâm (tỉnh cũ và tỉnh mới) để thuận lợi trong giai đoạn chuyển tiếp.

- Các văn bản hướng dẫn cụ thể sẽ được Chính phủ ban hành sau khi hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan./.

 

Công văn số 03/CV-BCĐ

Phòng Xây dựng chính quyền và Tổ chức biên chế

 

Các tin khác